Source

Source

Source

Source

giá sắt thép hôm nay
gia sat thep khu vuc binh duong, tp.Ho chi minh
Giá thép phế liệu lập đỉnh 13 năm và còn có thể tăng cao hơn nữa

Giá thép phế liệu vừa đạt mức đỉnh 13 năm khi ngày càng nhiều nhà sản xuất thép muốn tái chế kim loại công nghiệp này để giảm phụ thuộc vào quặng sắt, đồng thời phục vụ nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính.

Giá thép phế liệu lập đỉnh 13 năm

Theo hãng tin Korea Economic Daily (KED), nhu cầu tăng cao đã kéo giá thép phế liệu lên mức đỉnh 13 năm. Xu hướng tăng giá này còn diễn ra trong bối cảnh các nước xuất khẩu thép phế liệu đã ban hành một số biện pháp nhằm hạn chế doanh nghiệp đưa hàng ra nước ngoài, bao gồm phương án áp thuế xuất khẩu.

Không chỉ giá mà nhu cầu thép phế liệu cũng được dự đoán là sẽ tăng vọt, khi chính phủ các nước thúc giục doanh nghiệp luyện thép giảm phát thải khí nhà kính. Một số chuyên gia trong ngành từng cảnh báo về nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng nguồn cung thép phế liệu nếu chính phủ mạnh tay áp các biện pháp bổ sung để kiểm soát xuất khẩu.

Các nhà sản xuất thép hàng đầu Hàn Quốc như POSCO, Hyundai Steel và Dongkuk Steel Mill đang phải chật vật mua nguồn thép phế liệu từ Nhật Bản, Nga và Mỹ, KED dẫn nguồn thạo tin cho hay. Giá thép phế liệu nhập khẩu từ Nhật Bản đang áp sát mốc 70.000 yen (tương đương 615 USD)/tấn.

Ở diễn biến khác, trong tuần đầu tiên của tháng 11, giá thép phế liệu nung chảy loại A tại Hàn Quốc đã leo lên 605.000 won (tương đương 510 USD)/tấn, tăng 94% từ đầu năm đến nay. Kể từ năm 2008, đây là lần đầu tiên loại thép phế liệu này vượt mốc 600.000 won.

Đà tăng chưa dừng lại

Hàn Quốc hiện đang tự chủ được khoảng 85% nguồn cung thép phế liệu. Hàng năm, Hàn Quốc chỉ nhập khẩu khoảng 4 - 6 triệu tấn nguyên liệu thô này từ Nga, Nhật Bản và Mỹ.

Chia sẻ với KED, các chuyên gia nhận định rằng giá thép phế liệu sẽ còn tăng cao hơn, thậm chí vượt mức 670.000 won/tấn do chính phủ toàn cầu đang đẩy mạnh các mục tiêu về khí hậu.

Do quá trình luyện thép được cho là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí, các tập đoàn sản xuất thép toàn cầu gồm Nippon Steel và ArcelorMittal đã tăng công suất luyện thép bằng lò điện. Thông thường, các lò điện sẽ sử dụng thép phế liệu thay vì quặng sắt.

Đối với POSCO, hãng sản xuất thép lớn nhất Hàn Quốc, thép phế liệu chiếm khoảng 20% nguyên liệu thô được sử dụng trong năm nay. POSCO muốn nâng tỷ trọng này lên 30% vào năm 2025.

Nguồn cung bị siết chặt

Trái với nhu cầu tăng mạnh, nguồn cung lại đang bị hạn chế. Ủy ban Kinh tế Á - Âu (do Nga dẫn dắt) đã cân nhắc ban hành lệnh cấm xuất khẩu sắt thép phế liệu từ tháng 6 năm ngoái. Cùng thời điểm đó, ủy ban đã tăng thuế xuất khẩu thép phế liệu từ 15 euro (tương đương 17 USD)/tấn lên 70 euro.

Trung Quốc từ lâu đã coi thép phế liệu như phế phẩm và cấm nhập khẩu mặt hàng này. Song, sang năm nay, Bắc Kinh đã dỡ bỏ lệnh cấm. Ngoài ra, chính quyền ông Tập Cận Bình còn công bố kế hoạch nâng tỷ lệ tự cung ứng thép phế liệu lên mức 90% vào năm 2025.

Giá thép phế liệu tăng đột biến đang gây rắc rối cho ngành xây dựng. Riêng tại Hàn Quốc, cả Hyundai Steel và Dongkuk Steel gần đây đều đã tăng giá thép thanh để bù đắp chi phí.

Chưa kể, xu hướng tăng giá của thép phế liệu còn tác động đến một loạt ngành công nghiệp từ ô tô, đóng tàu đến hàng điện tử. Thép phế liệu hiện không chỉ được sử dụng để luyện thép xây dựng mà còn cả thép tấm cho xe cộ và tàu thuyền.

Một nguồn tin chia sẻ với KED rằng, quặng sắt và than đá vốn là hai nguyên liệu thô để chế biến thép và giá của chúng thường phản ánh vào giá thép thành phẩm. Giờ đây, các nhà chế biến thép cũng cần phải phản ánh mức tăng của giá thép phế liệu vào thép thành phẩm.

Nguồn tin: Vietnambiz

Chia sẻ:
Bài viết khác:

ĐỊA CHỈ

Nhắn tin
   SMS
Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0907 78 78 79